Kệ chia ngăn tủ bếp là một phụ kiện nhà bếp hữu ích giúp gia đình hiện đại sắp xếp và cất giữ thìa dĩa một cách gọn gàng, ngăn nắp.
Tuy nhiên, sử dụng khay chia ngăn tủ bếp sao cho hiệu quả không phải điều dễ dàng. Trong bài viết này, hãy cùng Nội thất Viva khám phá những mẹo tận dụng kệ chia ngăn tủ bếp hiệu quả mà không ai nói với bạn.
1. Chọn kệ chia ngăn tủ bếp phù hợp kích thước tủ bếp
Các loại kệ chia ngăn tủ bếp trên thị trường hiện nay có nhiều kích thước khác nhau, từ lớn đến bé, từ loại không mở rộng đến loại có thể tùy chỉnh kích thước. Để sử dụng khay chia ngăn tủ bếp hiệu quả nhất, gia chủ cần lưu ý chọn loại phù hợp với ngăn kéo đựng thìa dĩa.
Một khay chia ngăn tủ bếp có kích thước phù hợp phải đảm bảo được hai yếu tố: chứa được hết dụng cụ nấu nướng, ăn uống của gia đình và vừa vặn với hộc tủ bếp. Nếu lựa khay quá nhỏ, ngăn kéo đựng thìa dĩa sẽ không hoàn toàn gọn gàng vì không có đủ không gian sắp xếp thìa dĩa. Nếu lựa khay kích thước quá lớn, ngược lại không thể đặt vừa vào ngăn kéo đựng thìa dĩa, từ đó các dụng cụ ăn uống không được bảo vệ khỏi côn trùng và bụi bẩn.
Xem thêm: Mẹo Chọn Kích Thước Khay Chia Thìa Dĩa Không Phải Ai Cũng Biết
2. Phân loại thìa dĩa một cách khoa học
Để tận dụng hiệu quả nhất phụ kiện nhà bếp thông minh như kệ chia ngăn tủ bếp, gia chủ hãy phân loại kỹ càng dụng cụ ăn uống và nấu nướng trước khi cất vào ngăn kéo đựng thìa dĩa.
Có rất nhiều cách để phân loại thìa dĩa, trong đó một số cách phân loại phổ biến nhất đó chính là phân theo công dụng và phân loại theo kích thước.
Với kiểu phân loại theo công dụng, gia chủ có thể bắt đầu phân loại thành những nhóm lớn như muỗng, đũa, nĩa và dụng cụ nấu nướng như muỗng canh, vá bới cơm. Sau đó dựa vào số ngăn của kệ chia ngăn tủ bếp mà xem xét có nên chia thành những nhóm nhỏ hơn như muỗng ăn cơm, muỗng cà phê, đũa gỗ, đũa kim loại,... hay không
Phân loại dụng cụ ăn uống theo kích thước là một kiểu phân loại khác tương đối dễ dàng. Một chiếc khay chia ngăn tủ bếp sẽ có nhiều ngăn chia với kích thước khác nhau. Đối với những ngăn chia dáng dài, gia chủ có thể tận dụng để lưu trữ các loại đũa. Hay những ngăn chia hình thang sẽ phù hợp để lưu trữ các loại muỗng canh cỡ lớn.
3. Tận dụng cả những ngăn chia kích thước nhỏ
Một số khay chia ngăn tủ bếp có thiết kế một vài ngăn chia nhỏ hình tam giác hoặc hình vuông bên cạnh những ngăn chia dài và lớn để tăng sự đa dạng. Hoặc đối với loại kệ chia ngăn tủ bếp mở rộng, những ngăn chia đi kèm phần mở rộng cũng sẽ có những mẫu có kích thước bé.
Những ngăn này hoàn toàn có thể được tận dụng để cất giữ những dụng cụ ăn uống có kích thước đặt biệt nhỏ, chẳng hạn muỗng cà phê nhỏ, muỗng ăn sữa chua nhỏ cho bé, hay nĩa ăn mứt, nĩa ăn trái cây,... Tận dụng được những ngăn chia này sẽ góp phần giúp ngăn kéo chứa thìa dĩa được phân chia rõ ràng và gọn gàng hơn
4. Đặt dụng cụ ăn uống thường dùng ở vị trí dễ lấy
Ngoài hai cách sắp xếp ngăn kéo đựng thìa dĩa đã đề cập ở trên, vẫn còn một kiểu sắp xếp dụng cụ ăn uống nấu nướng khác đó chính là sắp xếp theo tần suất sử dụng. Kiểu phân chia này có tác dụng lớn nhất là tiết kiệm thời gian cho quá trình nấu nướng và chuẩn bị bữa ăn hàng ngày.
Khi sắp xếp thìa dĩa vào kệ chia ngăn tủ bếp, hãy đặt những loại thìa dĩa thường được sử dụng nhất như muỗng đũa ăn cơm mỗi ngày, muỗng cà phê hay các loại thìa dĩa dùng nấu nướng ở các ngăn gần cánh tủ nhất hoặc các ngăn trung tâm. Việc sắp xếp kiểu này sẽ giúp người đứng bếp không cần mò mẫm vào phía bên trong ngăn kéo đựng thìa dĩa trong quá trình nấu nướng hàng ngày.
Ngược lại, các dụng cụ ăn uống chỉ sử dụng cho các dịp đặc biệt như dao ăn bít tết, nĩa ăn salad,... có thể được đặt vào các ngăn chia phía trong.
5. Sử dụng miếng lót chống trầy cho ngăn kéo đựng thìa dĩa
Khi đặt kệ chia ngăn tủ bếp vào trong ngăn kéo đựng thìa dĩa, việc mở đóng hộc tủ mỗi ngày ít nhiều sẽ khiến khay chia xê dịch qua lại do quán tính. Sử dụng một thời gian, bề mặt đáy của kệ và mặt trên của ngăn kéo đựng thìa dĩa sẽ bị trầy xước, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cả khay chứa và tủ bếp.
Hiện nay có rất nhiều loại miếng lót nhựa chuyên dụng cho tủ bếp với giá cả phải chăng. Vì vậy để bảo vệ vẻ đẹp của tủ bếp, hãy lót một lớp miếng lót chống trầy bên trong các ngăn kéo đựng thìa dĩa cũng như các ngăn kéo khác.
Xem thêm: Tất Tần Tật Những Điều Chưa Biết Về Khay Để Muỗng Đũa
6. Giữ vệ sinh ngăn kéo đựng thìa dĩa thường xuyên
Dù cho được đặt vào bên trong ngăn kéo đựng thìa dĩa để hạn chế bụi bẩn và côn trùng, cả ngăn kéo đựng thìa dĩa và kệ chia ngăn tủ bếp cũng cần được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo vệ sinh cho các dụng cụ nấu nướng, giữ gìn sức khỏe cho các thành viên cho gia đình.
Gia chủ có thể rửa khay bằng nước không hoặc rửa bằng xà phòng định kì một đến hai tuần để giữ cho khay chia ngăn tủ bếp luôn sạch sẽ. Đối với các vết bẩn vô tình xuất hiện trong quá trình sử dụng hay nấu nướng, nên dùng khăn ẩm lau sạch ngay để tránh sinh sôi vi khuẩn.