Bạn đang có ý định mua hoặc đã sở hữu một chiếc máy ép chậm rồi nhưng bạn luôn gặp khó khăn trong việc tháo lắp và vệ sinh máy sau mỗi lần sử dụng. Bạn không biết cách vệ sinh làm sao cho đúng? Vậy thì hãy cùng Điện Máy Tín Phong tìm hiểu cách vệ sinh máy ép chậm siêu đơn giản này nhé.
1. Cấu tạo của máy ép chậm có thuận tiện cho việc vệ sinh hay không?
So với các loại máy ép trái cây thông thường thì máy ép chậm sẽ dễ vệ sinh hơn rất nhiều.
Nguyên nhân là do các máy ép thông thường chỉ sử dụng mâm xay và lực ép ly tâm cùng hệ thống dao sắc bén cho nên khi vệ sinh máy chúng ta không chỉ vệ sinh tỉ mỉ các bộ phận, ngóc ngách mà còn phải cẩn thận khi rửa và lau chùi các chi tiết lưỡi dao.
Còn với máy ép chậm thì do máy chỉ dùng trục ép và động cơ giảm tốc để ép hoa quả cho nên việc vệ sinh máy sẽ diễn ra nhanh hơn và không gây nguy hiểm đến người dùng.
2. Dụng cụ chuẩn bị:
Bạn cần chuẩn bị một số vật dụng sau đây:
- Chổi vệ sinh: Có thể sử dụng chổi kèm theo máy hoặc mua bên ngoài.
- Khăn khô, mềm: Dùng để lau chùi.
- Nước rửa chén hoặc xà phòng có tính tẩy nhẹ: Nhằm đảm bảo sức khoẻ người sử dụng cũng như tránh làm ảnh hưởng đến độ bền của máy.
3. Các bước vệ sinh máy ép chậm:
Để vệ sinh máy ép chậm sau khi sử dụng, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Tắt máy:
Đầu tiên, bạn phải tắt máy, rút phích cấm ra khỏi nguồn điện và chờ đến khi máy dừng hoạt động hẳn thì mới bắt đầu vệ sinh.
Bước 2: Tháo rời các bộ phận của máy:
Tháo rời các bộ phận bẩn ra khỏi phần thân máy theo trình tự sau:
+ Thanh ấn
+ Cửa cho nguyên liệu, ống tiếp nguyên liệu
+ Trục ép
+ Lưới lọc
+ Vòng cố định lưới lọc (nếu có)
+ Khay chứa
Bước 3: Ngâm và rửa sạch các bộ phận đã tháo:
Rửa các bộ phận đã tháo rời trừ phần thân máy với nước ấm để làm sạch phần bã còn sót lại. Nếu vẫn chưa sạch, có thể ngâm các bộ phận và một chậu nước ấm có pha sẵn xà phòng.
Bước 4: Tiến hành cọ rửa các bộ phận của máy:
Sau khi ngâm, tiến hành cọ rửa các bộ phận: lưới lọc, trục ép,... bằng chổi vệ sinh đã chuẩn bị trước. Với các bộ phận có các góc kẽ khó vệ sinh, xử lý thì bạn có thể đổi sang một bàn chải có đầu nhỏ hơn để tiếp cận và vệ sinh được hiệu quả hơn.
Bước 5: Phơi khô các bộ phận của máy:
Sau khi rửa sạch, bạn có thể lấy khăn mềm lau khô hoặc để khô tự nhiên.
Bước 6: Vệ sinh thân máy:
Sử dụng khăn mềm ẩm lau các phần dơ bên ngoài thân máy, lưu ý không để nước dính vào thân máy, vì nước vào có thể sẽ gây hư hỏng thiết bị.
Bước 7: Lắp ráp lại các bộ phận của máy:
Sau khi các bộ phận của máy đã được làm sạch và khô ráo. Tiến hành lắp lại các bộ phận và cất vào nơi khô ráo, thoáng mát để bảo quản máy ở điều kiện tốt nhất.
Lắp ráp máy trở lại theo trình tự sau:
+ Khay chứa
+ Vòng cố định lưới lọc (nếu có)
+ Lưới lọc
+ Trục ép
+ Cửa cho nguyên liệu, ống tiếp nguyên liệu
+ Thanh nhấn
*** Một vài mẹo nhỏ hữu ích khi vệ sinh máy ép chậm:
- Điều nên làm:
+ Rửa sạch máy ngay sau khi sử dụng vì các bã xơ khi khô lại sẽ trở thành các vệt bẩn rất khó để lau sạch.
+ Rửa cẩn thận các bộ phận, tuyệt đối không còn bám một chút bã hay nước xà phòng.
+ Nếu dùng máy ép nhiều lần trong ngày, chỉ cần rửa máy ở lần cuối cùng sử dụng.
+ Giữa các lần sử dụng khác nhau trong ngày, có thể rửa sơ qua bằng nước sạch.
- Điều không nên làm:
+ Không để nước dính vào thân máy vì dễ làm hư hỏng thiết bị.
+ Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh sẽ làm mài mòn, hư hỏng các bộ phận của máy.
+ Không nên để máy đã sử dụng, chưa được làm sạch trong nhiều ngày.