Quả biwa hay còn gọi nhót Nhật đang được nhiều cửa hàng ở Việt Nam nhập bán với giá cao ngất ngưởng. Loại quả này có màu vàng cam, hình bầu khá giống quả thanh trà nhưng mùi vị thì hoàn toàn khác. Khi chúng chín, lớp vỏ được bóc khá dễ dàng, ăn có vị ngọt mát.
Giá cho mỗi ký biwa được chào bán ở Việt Nam lên đến 3,5 – 4 triệu đồng/ kg, nhiều nơi phải đặt trước mới có hàng. Lý giải về mức giá “trên trời”, nhiều chủ cửa hàng cho biết, loại quả này có công dụng tốt cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ về mắt, đái tháo đường và các bệnh thần kinh. Thậm chí, biwa còn được xếp vào hàng những loại quả đắt đỏ, sang chảnh bậc nhất thế giới. Chúng chín từ cuối tháng 3 đến tháng 6.
Cây biwa là thuộc loài thực vật có hoa trong gia đình Rosaceae. Cây có nguồn gốc từ một ngọn đồi thuộc phía nam Trung Quốc. Hiện nay cây khá phổ biến ở Nhật Bản, Hàn Quốc, vùng núi Himacha của Ấn Độ, vùng Potohar và chân đồi của Pakistan, phía bắc Philippines, Sri Lanka. Biwa cũng có thể tìm thấy ở một số nước Nam Âu như Síp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; một số nước ở Trung Đông như Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ.
Đặc điểm
Biwa là cây bụi thường xanh có kích thước lớn, chiều cao có thể lên tới 5 đến 10 mét, nhưng chiều cao thường gặp là từ 3 đến 4 mét. Những chiếc lá cây dài, có màu xanh đậm và cứng. Lá thường dài từ 10 đến 25 cm, đường viền có răng cưa và lớp lông tơ dày đặc màu vàng nâu ở mặt dưới. Hoa biwa có đường kính tầm 2 cm, màu trắng, có năm cánh hoa. Những bông hoa có mùi thơm ngọt ngào, hương thơm của chúng có thể ngửi thấy từ xa. Quả biwa có hình bầu dục, tròn hoặc hình quả lê. Quả thường có kích thước từ 3 đến 5 cm, phần da mịn màng có màu vàng hoặc màu da cam, đôi khi chúng có màu đỏ sậm. Phần thịt quả mọng nước, có màu trắng, màu vàng hoặc màu da cam với vị ngọt ngào thanh mát tùy thuộc vào mỗi giống quả khác nhau. Mỗi quả thường có từ 3 đến 5 múi, màu nâu đậm. Biwa có da mỏng, có thể bóc bằng tay khi quả chín. Ở Ai Cập, các giống quả thường ngọt và ít hạt hơn. Hương vị của quả là sự kết hợp của bốn loại hoa quả đào, cam, quýt và xoài.
Nguồn gốc
Biwa có nguồn gốc từ Trung Quốc, nơi nó được tìm thấy trong tự nhiên. Nó được chuyển vào Nhật Bản từ rất sớm, và được trồng ở đó trong hơn 1000 năm. Biwa được tự nhiên hóa ở Georgia, Armenia, Afghanistan, Úc, Azerbaijan, Bermuda, Chile, Kenya, Ấn Độ, Iran, Iraq, Nam Phi, toàn bộ lưu vực Địa Trung Hải, Pakistan, New Zealand, Reunion, Tonga, Trung Mỹ, Mexico, Nam Mỹ và những vùng có khí hậu ấm áp ở Hoa Kỳ (Hawaii, California, Texas, Louisiana, Mississippi, Alabama, Florida, Georgia và Nam Carolina. Những người Trung Quốc nhập cư đã mang biwa đến khu vực Hawaii và California. Biwa được mang đến Nhật Bản bởi nhiều nhà học giả Nhật Bản đã đến thăm và học tập tại Trung Quốc trong suốt triều đại nhà Đường.
Sử dụng
Biwa có hàm lượng đường, axit và pectin cao. Nó được ăn như loại trái cây tươi hoặc trộn đều với nhiều loại trái cây khác trong salad trái cây. Biwa cũng được sử dụng để làm mứt, thạch, tương ớt và xi – rô. Những trái non thường được sử dụng để làm bánh, hoặc đôi khi được chế biến thành các loại kẹo.
Biwa cũng được sử dụng để ủ rượu nhẹ. Nó được lên men thành rượu vang hoặc đôi khi chỉ sử dụng như đường tinh thể và rượu trắng. Tại Ý, rượu mùi nespolino được làm từ hạt biwa, gợi nhớ về nocino và amaretto, cả hai đều được chế biến từ các loại hạt. Cả hạt biwa và hạt mai đều chứa glycosides cyanogenic, nhưng đồ uống được chế biến từ hạt chỉ chứa một lượng nhỏ (như Mogi và Tanaka), vì vậy không có nguy cơ ngộ độc xianua.
Xi – rô biwa được sử dụng trong y học Trung Quốc để làm dịu cổ họng và là thành phần để điều chế thuốc ho. Lá cây kết hợp với các thành phần khác có tác dụng làm dịu hệ thống tiêu hóa và hô hấp. Tại Nhật Bản, lá biwa được sấy khô để tạo ra một loại đồ uống nhẹ được gọi là cha biwa bằng cách ủ chúng bằng phương pháp truyền thống của Nhật Bản. Cha biwa được sử dụng để làm đẹp và chữa lành các vết thương trên da như bệnh vẩy nến và eczema hay chữa lành các bệnh mãn tính như viêm phế quản.
Dinh dưỡng
Quả biwa chứa ít chất béo bão hòa và natri, chứa nhiều vitamin A, chất xơ, kali và mangan. Giống như hầu hết các loài thực vật khác, hạt và lá non của cây có chứa chất độc nhưng với hàm lượng nhỏ glycosides cyanogenic, giải phóng xianua khi tiêu hóa, mặc dù có nồng độ thấp.