Gỗ Cẩm là gì? Ứng dụng của gỗ như thế nào trong cuộc sống? Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Nếu bạn là người yêu thích các sản phẩm từ đồ gỗ, thì không thể không biết đến loại gỗ cẩm này. Ngay sau đây, Nội thất Viva sẽ bật mí cho bạn ngay về chất gỗ độc đáo này nhé!
1. Gỗ cẩm là gì?
Gỗ Cẩm là gỗ được khai thác từ cây Cẩm, có tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain.
Gỗ Cẩm dùng để chỉ tập hợp cho những loại gỗ như cẩm lai, cẩm thị, cẩm chỉ, cẩm sừng... Tất cả đều có chung đặc điểm đó là gỗ rất cứng, chắc và có giá trị cấp. Như vậy, từ “Gỗ Cẩm” không chỉ được dùng để chỉ cụ thể một loại gỗ nào, mà ám chỉ cho cả nhóm gỗ có sự tương đồng về chất gỗ. Nhóm gỗ này thường được phân vào danh sách các loại gỗ quý hiếm nhóm I, trong bảng xếp hạng gỗ ở nước ta.
Xem thêm chất liệu gỗ tự nhiên khác:
2. Cách nhận biết gỗ Cẩm đúng nhất
Để nhận biết chính xác gỗ Cẩm nhất, bạn cần lưu ý những yếu tố sau đây:
+ Vân gỗ đặc trưng
Gỗ Cẩm sở hữu những đường nét vân gỗ độc đáo. Có thể nhận dạng chính xác dựa vào vân gỗ phức tạp, sắc nét, và không lẫn với bất kỳ loại gỗ nào khác.
+ Màu sắc
Gỗ Cẩm đặc trưng với màu nâu đỏ và sẫm hơn so với các loại gỗ thông thường. Gỗ có màu sắc đồng đều và quyến rũ, ngoài ra còn có màu nâu vàng, nâu đen.
+ Trọng lượng
So với các loại gỗ thông thường, gỗ Cẩm có trọng lượng nặng hơn nhiều. Khi cầm gỗ có cảm giác nặng tay chứng tỏ đó là gỗ cẩm thật.
+ Đặc điểm cấu trúc
Xét về cấu trúc của gỗ, vân gỗ và kết cấu bên trong. Gỗ cẩm không có lỗ mọt, cấu trúc mịn và chặt chẽ.
+ Mùi hương
Gỗ Cẩm đặc trưng với mùi thơm rất riêng. Khi tiếp xúc, hãy để ý mùi hương của gỗ. Đặc điểm phân biệt này hơi khó để nhận biết, chỉ có chuyên gia gỗ lâu năm tiếp xúc thì mới có thể nhận biết dễ dàng.
3. Ưu nhược điểm của gỗ cẩm
+ Ưu điểm
+ Nhược điểm
Nhược điểm của gỗ Cẩm đó là mùi khó chịu giống như mùi tre ngâm lâu ngày. Ngoài ra, gỗ có tính cứng và nhạy cảm với biến đổi nhiệt độ, dễ bị nứt nẻ. Tuy nhiên, những điều này có thể khắc phục được điều này thông qua quá trình xử lý.
Đồng thời, gỗ cẩm cũng có giá khá cao, nên không phải ai cũng đủ khả năng để sử dụng loại gỗ này cho các sản phẩm của mình.
Xem thêm:
4. Gỗ Cẩm có mấy loại? Phân biệt các loại gỗ cẩm
Hiện nay, trên thị trường đang phổ biến 4 loại chính của gỗ Cẩm. Cũng bởi loại gỗ này có giá trị kinh tế rất cao nên bạn cần nắm được đặc điểm riêng ở từng loại, tránh trường hợp mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
4.1. Gỗ Cẩm Thị
Cẩm thị, hay còn có tên gọi khác là vàng nghệ, cẩm nghệ, tên khoa học là Diospyros maritima. Được biết đến là loại gỗ có giá trị cao nhất trong các loại gỗ cẩm. Và cũng cần phải có nhiều kinh nghiệm để phân biệt được chính xác loại gỗ này.
Theo chia sẻ từ thợ lành nghề cho biết, gỗ cẩm thị có ưu điểm vân đẹp, vân gỗ to và nét hơn so với gỗ Mun Sọc. Độ tương phản giữa màu của vân gỗ và màu gỗ rõ nét và rất đẹp mắt. Cũng chính vì vậy, tạo nên giá trị cho loại gỗ này.
Hiện nay, gồm có hai loại cẩm thị là cẩm thị Việt Nam và cẩm thị Lào. Trong đó, gỗ cẩm thị Lào được đánh giá là đẹp hơn.
4.2. Gỗ cẩm lai
Gỗ cẩm lai (hay còn gọi là trắc lai): là một loại gỗ Cẩm có giá trị kinh tế cao nhất. Được xếp ở nhóm quý, là loại gỗ cần được bảo tồn. Gỗ đặc trưng có màu nâu hồng, cùng những đường vân đen rất nổi bật và nét, gỗ rất cứng, thớ mịn.
Khi sơn bóng lại càng tăng thêm tính thẩm mỹ cao. Những đường vân gỗ uốn lượn ẩn trong lớp thịt tạo được nét độc đáo và đầy phá cách. Nên bạn có thể phân biệt dễ dàng so với các loại gỗ Cẩm khác.
Gỗ cẩm lai được chia ra thành nhiều loại khác nhau. Có thể kể đến như cẩm lai xanh, cẩm lai tím, cẩm lai đỏ, cẩm lai đen, cẩm lai thối, cẩm lai sừng.
Xem chi tiết tại: https://noithatviva.vn/tin-tuc/cam-nang-noi-that/go-cam-dac-tinh-cach-nhan-biet-va-ung-dung-trong-noi-that.html