– Chiều cao cây: 95 -105 cm, cứng cây chống đổ ngã tốt.
– Thích ứng rộng đặc biệt với chân đất phèn, đẻ nhánh khỏe, chống chịu với sâu, bệnh, dạng hình đẹp, bông chùm, ít lép cậy.
– Trọng lượng 1000 hạt: 27g, hạt lúa dài đẹp, chất lượng gạo ngon, cơm dẻo có vị đậm, có hương thơm.
– Năng suất trung bình: 55-60tạ/ha, nếu thâm canh tốt đạt 70 – 75 tạ/ha.
1. Nguồn gốc:
OM6600 là giống lúa thuần do Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long chọn tạo từ tổ hợp lai C43/Jasmine//C43.
2. Một số đặc điểm chính:
– Thời gian sinh trưởng: vụ Đông xuân: 110-115 ngày.
– Chiều cao cây: 95 -105 cm, cứng cây chống đổ ngã tốt.
– Là giống thích ứng rộng đặc biệt với chân đất phèn, đẻ nhánh khỏe, chống chịu với sâu, bệnh, dạng hình đẹp, bông chùm, ít lép cậy.
– Trọng lượng 1000 hạt: 27g, hạt lúa dài đẹp, chất lượng gạo ngon, cơm dẻo có vị đậm, có hương thơm.
– Năng suất trung bình: 55-60tạ/ha, nếu thâm canh tốt đạt 70 – 75 tạ/ha.
3. Một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu:
– Chuẩn bị giống: Phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ, loại bỏ những hạt lép lững.
– Ngâm giống: Ngâm trong 36-48h, cứ 10 – 12 giờ thay nước 1 lần.
– Ủ giống: Không dùng bao nylông, rơm rạ để ủ giống, cứ 01 lần kiểm tra 2 lần để lấy ngót và đảo đều hạt giống, khi mầm dài bắng ½ hạt là đem ra gieo sạ.
– Làm đất: Cày dầm trước khi gieo sạ 10 ngày, khi cày nên bón thêm 20kg vôi/sào, nhổ sạch cỏ, bừa nhuyễn, trang bằng phẳng ruộng trước khi gieo sạ.
– Gieo hạt: Làm luống rộng từ 1,2-1,5m, rãnh luống rộng từ 20-25cm, làm lối đi để tiện cho việc tỉa dặm và chăm sóc. Khi gieo xong nếu gặp trời mưa thì phải đắp bờ giữ nước, khi hết mưa tháo ra từ từ.
4. Chăm sóc và bón phân:
* Chăm sóc: Diệt cỏ dùng thuốc cỏ tiền nẩy mầm như Map Famix 30EC hoặc thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm Fasi 50WP.
* Bón phân: Lượng phân bón tính cho 1 sào (500m2)
500kg phân chuồng + 25kg lân + 3 kg NPK (16-16-8) + 10kg urê + 7 kg kali
– Bón lót: Bón toàn bộ lượng phân chuồng, lân, NPK, 3kg kali
– Bón thúc đợt 1: Sau sạ 10 – 12 ngày bón 5kg ure.
– Bón thúc đợt 2: Sau sạ 25-30 ngày bón 3kg ure.
– Bón thúc đợt 3: Lúc lúa có đòng dài 1cm (sau sạ 50-55 ngày) bón 2 kg ure + 4kg kali.
5. Phòng trừ sâu, bệnh:
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện sâu, bệnh để phòng trừ kịp thời.
6. Khử lẫn:
Thực hiện thường xuyên từ khi gieo sạ đến khi thu hoạch, có thể chia làm 3 giai đoạn khử lẫn chủ yếu.
– Giai đoạn 1: Từ khi gieo sạ đến khi kết thúc đẻ nhánh. Cần kiểm tra nhổ bỏ cỏ dại, cây khác dạng, cây bị bệnh.
– Giai đoạn 2: Khi lúa vừa cuối nhổ bỏ cây trổ muộn, cây cao hơn hoặc thấp hơn lá đòng, cây cỏ dại.
– Giai đoạn 3: Trước khi thu hoạch 5-7 ngày quan sát kỹ cắt bỏ những cây chín sớm, chín muộn, cây quá cao, quá thấp so với trung bình.
7. Thu hoạch:
Khi lúa chín được 95% tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch phải vệ sinh máy, nong nia, bao bì, sân phơi để tránh lẫn cơ giới, lúa thu hoạch về cần phải phơi ngay không được ủ trong bao.