Tại sao phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt?
Nước thải sinh hoạt là gì? Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ khu dân cư, cao ốc văn phòng, resorts, trường học, chợ….lượng nước thải này chủ yếu phát sinh từ các nguồn thải như: tắm giặt, nấu nướng, rửa nhà, nước thải nhà vệ sinh…
Với mỗi nguồn nước thải có những đặc trưng riêng, từ đó có thể phân loại để xử lý triệt để, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo quy định của nhà nước và pháp luật:
- Nước thải từ khu vệ sinh: Nước thải từ nhà vệ sinh hay còn gọi là là nước đen có chứa phần lớn các chất ô nhiễm, chủ yếu là: các chất hữu cơ như phân, nước tiểu, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng. Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng N và P rất lớn, nếu không được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng – một hiện tượng thường xảy ra ở nguồn nước có hàm lượng N và P cao. Nước thải khu vệ sinh thường được thu gom và phân hủy một phần trong bể tự hoại làm giảm nồng độ chất hữu cơ đến ngưỡng phù hợp với các quá trình sinh học phía sau
- Nước thải khu nhà bếp Với đặc trưng là nước chứa thành phần hàm lượng dầu mỡ rất cao, lượng cặn, rác lớn.. Lượng dầu mỡ này có thể ảnh hưởng đến các quá trình xử lý đằng sau nên nước thải khu nhà bếp cần phải được xử lý sơ bộ tách dầu mỡ trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
- Nước thải giặt là Với tính chất hoàn toàn khác biệt với các loại nước thải trên, hàm lượng chất hữu cơ không đáng kể mà chủ yếu là các hóa chất dùng để tẩy rửa. Các hóa chất này cần phải được xử lý theo phương pháp khác so với các loại nước thải trên, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý chung.
Từ những đặc thù trên ta chia hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thành hai phần chính:
– Xử lý 3 loại nước thải: nước thải khu vệ sinh, nước thải tắm giặt, nước thải từ nhà bếp (Gọi chung là nước thải sinh hoạt).
Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội