Công Ty TNHH Phụ Tùng Xe Nâng Việt Nam chuyên cung cấp linh kiện và phụ tùng thay thế cho tất cả các loại xe nâng.
– Ðộ rộng mâm (Wheel Width) D: Ðây là độ rộng của mâm, chính là khoảng cách giữa hai mép ngoài của mâm. Kích thước này thường tăng lên theo từng 1/2 (tức là 6.00″, 6.5” 7.00’ inch ,…) kích thước này cũng tăng theo tải trọng xe nâng tải trọng càng cao thì chiều rộng mâm càng càng lớn.
– Ðường chính giữa mâm (Wheel Center) C: Ðây là đường chính giữa của mâm tính theo độ rộng.
– Offset C Là khoảng cách từ đường chính giữa mâm đến bề mặt tiếp xúc của mâm với trục bánh xe.
– Offset bằng C=0 (Zero Offset): Cho thấy bề mặt tiếp xúc này nằm trên đường chính giữa mâm.
– Offset âm C0 (Positive Offset): Cho thấy bề mặt tiếp xúc ở phía trước (hay ở bên ngoài) đường chính giữa mâm. Thường thấy loại này trên các xe chuyển động cầu trước. Mâm là loại offset dương.
– Backspacing : Khoảng cách từ bề mặt tiếp xúc đến mép phía trong của mâm. Con số này có quan hệ chặt chẽ với offset (không cần đo cũng có thể tính gần đúng chỉ số backspacing với công thức [Ðộ rộng mâm/2] + [Offset] + [khoảng 1/4″])
– Centerbore F: là kích thước lỗ trống phía sau của mâm giúp đặt mâm ngay ngắn vào trục bánh xe. Lỗ trống này được tiện chính xác để vừa khít vào trục bánh xe giúp bánh ngay ngắn, giảm thiểu nguy cơ rung lắc. Con số này khá quan trọng
– Vòng bulông (Bolt Circle): Vòng bulông, còn được gọi là PCD (Pattern Circle Diameter). Vòng bulông thể hiện đường kính của vòng tròn tưởng tượng đi qua điểm chính giữa của các lỗ lắp bulông.
– Wheel rim: Vành bánh
– Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới đường kính bánh xe và loại tắckê (số lỗ bắt tắckê để gắn bánh xe vào xe).