Thông tin sản phẩm
Thông tin chi tiết
Rau Cải Bẹ Dưa cao sản
Thời vụ trồng chính: Tháng 1, Tháng 2, Tháng 9, Tháng 10, Tháng 11, Tháng 12
Có thể trồng được: Quanh Năm
C
Cải bẹ dưa (Brassica campesris L.) thuộc họ thập tự (Cruciferae), là loại cải chủ yếu được dùng để muối dưa. Cải bẹ dưa có tên gọi khác là cải bẹ xanh
Cải bẹ dưa có thân to, lá có màu xanh đậm hoặc xanh nõn lá chuối. Lá và thân cây có vị cay, đăng đắng thường dùng phổ biến nhất là nấu canh, hay để muối dưa (dưa cải)
Thành phần dinh dưỡng trong cải bẹ dưa gồm có: vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin…, nên được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật.
Các bài thuốc từ cải bẹ dưa:
Trị viêm họng với hạt cải bẹ xanh
Phần thân và lá của cải bẹ xanh dùng làm rau ăn, bên cạnh đó phần hạt có tác dụng tích cực trong việc chữa bệnh: viêm họng, ho hen, mụn nhọt, trĩ, các chứng phong hàn. .. Người ta sử dụng hạt cải bẹ xanh để chữa bệnh bằng cách tán nhuyễn thành bột hoặc giã nát sau đó đem hòa với nước, rượu… dùng để đắp thuốc hoặc bôi lên chỗ đau đến lúc khỏi hẵn. Trị viêm họng: Dùng hạt cải bẹ xanh giã nát, nhuyễn sau đó cho vào một ít nước , khuấy thấy sền sệt, dùng đắp vào phần hầu, băng lại.
Ngoài ra hạt cải bẹ xanh còn dùng để chữa trị các chứng đau lưng, đau xương sống. bệnh tiêu chảy….
Chống lão hóa da
Đối với những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, cung cấp nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn. Trong các loại rau thuộc họ cải nói chung và rau cải bẹ xanh nói riêng rất giàu chất chống oxy hóa các mô tế bào. Vì vậy mỗi ngày nên dùng từ 200 – 300gr rau cải bẹ xanh trong khẩu phần ăn để có được sự tươi trẻ.
Chữa bệnh Gút bằng rau cải bẹ xanh
Bệnh gút hình thành do một chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhất là ăn các loại thịt, tim, gan, lòng hay các loại hải sản. Nam giới ở tuổi trưởng thành dễ mắc phải bệnh gút, tuổi càng cao tỉ lệ mắc bệnh này càng nhiều hơn ( trên 65 tuổi). Có thể nói bệnh gút xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới. Bệnh nhân mắc bệnh gút còn được khuyên dùng nhiều rau xanh (trong đó có rau cải bẹ xanh), những loại có tác dụng thải ra ngoài chất acid uric gây bệnh. Bằng cách nấu cải bẹ xanh uống nước mỗi ngày thay nước, điều này có tác dụng giúp thải ra ngoài chất acid uric, phòng trừ bệnh gút cũng rất hiệu quả.
Mùa hè nóng bức nên ăn nhiều cải bẹ, ngoài ra giúp phòng chống ung thư bang quang và ngăn ngừa bướu cổ.
Cải bẹ dưa có thể chế biến thành nhiều món ăn cực ngon như xào cải gừng, luộc chắm mắm tỏi ớt, nấu canh thịt bằm.. Nhưng không thể kể đến món dưa cải muối. Dùng cải bẹ làm dưa rất ngon, dưa muối có thể để lâu , dùng để kho cá, hay kẹp chắm với thịt cực ngon.
Kỹ thuật trồng hạt giống rau Cải bẹ dưa cao sản trong chậu nhựa, thùng xốp tại ban công sân thượng:
Bước 1. Chuẩn bị vật tư
- Thùng xốp, chậu nhựa thông minh.
- Đất dinh dưỡng: Đất Tribat, giá thể nền hữu cơ, hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế.
- Hạt giống rau Cải bẹ dưa cao sản
- Bình tưới 1 lít hoặc 2 lít.
Bước 2.Chuẩn bị giá thể hữu cơ.
- Trộn hỗn hợp đất phù sa và phân giun theo tỷ lệ 50% phân giun (hoặc 50% đất Tribat) với 50% đất phù sa. Đổ hỗn hợp đất phù sa và phân giun vào thùng xốp hoặc chậu nhựa thông minh cách miệng chậu 2cm.
Bước 3. Trồng cây con hoặc gieo hạt.
- Trồng cây con: Trồng cây cách cây 25cm, hàng cách hàng 20cm.
- Gieo hạt:có thể gieo trực tiếp hoặc ngâm hạt 2 giờ trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh, ủ 12 giờ cho hạt nứt nanh rồi gieo, hạt giống được gieo hạt cách hạt 12cm, hàng cách hàng 20cm. Sau khi gieo hạt xong lấp một lớp đất mỏng khoảng 1cm.
Bước 4: Chăm sóc và thu hoạch.
- Tưới nước cho cây:Dùng hệ thống tưới thông minh như tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun mưa áp lực thấp, hoặc bình tưới phun để tưới cho cây
+ Tưới nước 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát đối với mùa hè. Không nên tưới nước vào giữa trưa nắng nóng.
+ Tưới nước 1 lần trong ngày vào chiều tối đối với mùa đông. Không nên tưới nước quá nhiều cho cây.
- Chăm sóc cây rau.
+ Khi cây rau có 2-3 lá thật ta nên phun bổ sung các loại phân hữu cơ sinh học định kỳ 7-10 ngày/ lần, kết hợp vun gốc cho cây. Có thể dùng chế phẩm hữu cơ hoặc ngâm phân giun vào nước theo tỷ lệ 1kg phân giun cho 3 lít nước sau đó lọc lấy nước và đem nước phân giun tưới cho cây. Sau khi thu hoạch rau ta bổ sung phân giun vào thùng sao cho lượng phân cách mặt chậu khoảng 2cm rồi trồng tiếp đợt rau tiếp theo.
+ Khi cây được 3- 4 lá thật: Tỉa bớt những cây nhỏ để ăn sống và giữ lại các cây mập.
- Phòng ngừa sâu bệnh.
+ Sau khi rau trồng từ 1- 2 ngày ta bắt đầu phun dung dịch thảo dược phòng ngừa sâu bệnh. Để phòng ngừa sâu bệnh đạt hiệu quả cao cứ 5 ngày ta phun 1 lần, mỗi lần phun hòa 5ml dung dịch với 1 lít nước phun cho 10m2 rau.
- Thu hoạch.
+ Thu hoạch sau 30-35 ngày trồng, nhổ cả cây sau đó dùng dao cắt sát gốc, rửa sạch.
+ Sau khi thu hoạch rau, dùng xẻng xới đất tơi và phơi 2 – 3 nắng. bổ sung hỗn hợp phân giun và đất vào thùng cách miệng 2cm, sử dụng trồng tiếp rau trên giá thể đã xử lý.