Vai trò của hệ thống Xử lý khí tươi (DOAS) trong hệ thống ĐHTG khí hậu nóng ẩm.
Việt Nam thuộc nhóm khí hậu nóng ẩm (Hà Nội thuộc Climate Zone 1A - Very Hot & Humid, theo phân loại ASHRAE Mỹ). Vì vậy khi thiết kế hệ thống ĐHTG cần đặc biệt lưu ý vấn đề khử ẩm, và kiểm soát độ ẩm trong nhà. Nếu không sẽ phải trả giá bởi vấn đề đọng sương, nấm mốc (nhất là mùa nồm ở miền Bắc).
Không ít các thiết kế ĐHTG không có giải pháp, tính toán đầy đủ về vấn đề kiểm soát độ ẩm. Vì vậy, theo định nghĩa chỉ được gọi là hệ thống Điều hoà nhiệt độ (chỉ kiểm soát 1 thông số nhiệt độ) mà không được gọi là Điều hoà không khí (kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch, ...).
Vậy vai trò kiểm soát độ ẩm trong nhà của hệ thống điều hoà thông gió như thế nào? Theo giải pháp của ASHRAE đối với các hệ thống điều hoà tiện nghi (Comfort Cooling System) thì hệ thống DOAS sẽ đóng vai trò đó.
1. Chức năng chính của DOAS:
a/ Thông gió: thiết bị của hệ DOAS (ví dụ PAU) sẽ tiền xử lý khí tươi ngoài trời (nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch, nồng độ chất độc hại, ...) và cấp tới các không gian hoặc TB điều hoà khu vực để thông gió, duy trì chất lượng không khí.
b/ Độ ẩm: không khí được DOAS xử lý đến trạng thái khô hơn (dryer) không khí trong phòng để khử tải nhiệt ẩn (Indoor Latent Heat Loads).
2. Xác định lưu lượng khí tươi (OA flow):
Câu hỏi là: LL khí tươi OA xác định theo các tiêu chuẩn ASHRAE 62.1, 62.2, 170 có đủ không. Trả lời: CHƯA ĐỦ.
Lưu lượng khí tươi cấp tới 1 không gian được xác định theo giá trị lớn nhất trong các trường hợp sau:
2.1 Xác định theo ASHRAE 62.1 hoặc 170
2.2 Xác định theo yêu cầu kiểm soát nồng độ chất/ khí độc hại (với hệ ĐHTG tiện nghi thì ít ứng dụng, ngoài CO2, CO, H2 ...)
2.3 Xác định theo yêu cầu duy trì chênh áp suất (nếu có)
2.4 Xác định theo LL yêu cầu thay thế cho hệ thống hút thải cục bộ (Local/ Process Exhaust).
2.5 Xác định theo yêu cầu điều khiển và kiểm soát độ ẩm trong nhà (indoor dewpoint).
3. Phương pháp tính
Lưu lượng xác định theo các trường hợp 2.1 - 2.4 nằm trong T/c ASHRAE 62.1, 170 và các tài liệu liên quan khác. Vậy PP xác định lưu lượng để kiếm soát độ ẩm trong nhà như thế nào?
Bước 1: Xác định điều kiện ngoài nhà (lưu ý max dewpoint chứ không phải max DB).
Bước 2: Xác định max dewpoint trong nhà (ASHRAE hiện đại đã chuyển sang yêu cầu điều khiển Dewpoint thay vì RH%).
Bước 3: Xác định số lượng người và lưu lượng OA cho từng không gian
Bước 4: Xác định trạng dewpoint khí tươi sau khi xử lý (treated OA).
Bước 5: Tính toán tải nhiệt ẩn trong nhà: người, hàng hoá, nguồn sinh ẩm, sàn ướt, đồ ăn, quần áo ướt, bồn cây, blah blah ...
Bước 6: Xác định lưu lượng khí OA yêu cầu để khử ẩm.
Bước 7: Xác định lưu lượng khí OA cho từng không gian theo mục 2. trên
Bước 8: xác định tổng lưu lượng khí OA của hệ thống DOAS (lưu ý Occupancy diversity factor cho hệ central DOAS). Và tính toán công suất coil làm lạnh và khửa ẩm (Dehumidification & Cooling Coil Capacity) của hệ thống theo các thông số đã xác định ở trên.
Đã có nhiều thiết kế hệ thống DOAS với các thông số không phù hợp dẫn đến hệ thống chỉ đảm bảo chức năng thông gió (Ventilation) mà không đảm bảo chức năng xử lý ẩm, không chế dewpoint.
Để có hiểu biết đầy đủ và chi tiết hơn về các hệ thống DOAS, xem các tài liệu liên quan hoặc liên hệ zalo với hàng trăm tài liệu, tiêu chuẩn MEP, HVAC (tiếng Anh, miễn phí và có phí).
Zalo: 0968.284.995
The design guide for Dedicated Outdoor Air Systems
The ASHRAE guide for Buildings in Hot & Humid Climates