Ở Việt Nam, đối với "dân" Điều hoà thông gió thì TCVN 5687-2010 có thể xem là tiêu chuẩn "kinh điển" mà trong hầu hết các hoàn cảnh, tình hưống, dự án, thảo luận đều thấy các kỹ sư nhắc đến.
Tuy nhiên, ngày nay với yêu cầu ngày càng cao của các dự án cao cấp, yêu cầu cao về hiệu quả năng lượng, điều khiển tự động thì thực tế TCVN 5687-2010 thực sự không còn phù hợp.
Trong bài này tôi đưa ra và so sánh với tiêu chuẩn Mỹ ASHRAE 62.1-2019 (phiên bản mới nhất) về khía cạnh Thông gió (Ventilation). Các khía cạnh khác sẽ được đề cấp đến ở các bài viết tiếp theo:
1. Định mức Lưu lượng khí tươi (OA Rate):
TCVN 5687 định mức lưu lượng khí tưới (OA - Outdoor Air Rate) dựa theo đầu người (ví dụ: 25 m3/h.người) --> Rất chung chung và khó áp dụng
Trong khí đó, ASHRAE 62.1 đưa ra OA Rate dựa trên các thông tin:
+ Theo diện tích sàn với từng khu vực công năng (OA rate per area unit): xem xét đến mức độ gây ra các chất, khí ô nhiễm (contaminants) bởi đồ, đạc, nội thất, hoàn thiện tường sàn trần, ...
+ Theo đầu người (OA rate per person): xem xét đến số lượng người, và cường độ hoạt động thể chất (Activity Level).
+ Phân loại chất lượng không khí (Air Class): để cho phép hay không cho phép tuần hoàn không khí).
Vậy giả thiết có 02 trường hợp: 10 người làm việc trong phòng 30m2, và 10 người làm việc trong phòng 100m2. Theo TCVN 5687 thì lưu lượng khí tươi cấp để cả hai trường hợp là như nhau (25*10 = 250 m3/h). Nhưng với ASHRAE 62.1 thì lưu lượng khí tươi cấp tới là hoàn toàn khác nhau (vì xem xét đến OA rate theo diện tích sàn và công năng phòng).
Ngoài ra, với ASHRAE 62.1 còn xác định được giá trị Min. OA flow cần cấp thông gió ở chế độ Unoccupied Mode (hoặc Standby/ Setback mode) cho hệ thống điều khiển tự động DCV (Demand-Controlled Ventilation).
2. Lưu lượng hút thải không gian không điều hoà (Unconditioned Area):
TCVN 5687 định mức theo Bội số trao đổi không khí theo thể tích phòng (ACH-Air Change Rate per hour): ví dụ WC có ACH=10.
Nhưng với ASHRAE 62.1 định mức này theo số đầu thiết bị vệ sinh. Nhiều trường hợp WC và Shower được kết hợp chung không gian với Locker, khi đó xác định LL hút thải theo TCVN 5687 là khó khăn, nhưng với ASHRAE 62.1 là đơn giản và có căn cứ.
3. Phương pháp tính toán hệ thống thông gió
TCVN 5687 không có hướng dẫn. --> Các kỹ sư thiết kế Việt Nam cộng dồn lưu lượng từng phòng vào hệ thống --> LL lớn, thiết bị lớn, ống gió lớn --> Lãng phí, khó hoặc không thể thi công.
Trong khi ASHRAE 62.1 có hướng dẫn cụ thể phương pháp tính, có xem xét đến các yếu tố hệ thống, mức độ hiệu quả hệ thống HVAC, mùa đông, mùa hè, hệ CAV hay VAV, ... Là "kim chỉ nam" cho thiết kế các dự án lớn sử dụng các hệ thống thông gió trung tâm (Central DOAS).
4. Một số so sánh khác (sẽ được đề cập trong các bài tiếp theo):
+ Số liệu thời tiết tính toán Tải nhiệt: TCVN quá cũ, không có update.
+ Điều kiện thiết kế trong nhà: TCVN 5687 dùng độ ẩm tương đối (RH%), nhưng ASHRAE 62.1 và các tiêu chuẩn hiện hành của ASHRAE đã chuyển sang điều khiển Dewpoint (xem bài viết DOAS tới).
+ ....
Những năm gần đây, các công trình tôi tham gia thực hiện đều đã sử dụng ASHRAE 62.1 thay thế cho TCVN 5687-2010 theo yêu cầu khắt khe về Tiêu chuẩn thiết kế.
ASHRAE 62.1 kết hợp với ASHRAE 62.2 (cho Low-Rise Resident Building) và ASHRAE 170 (cho Healthcare Facilites) tạo ra bộ ba tiêu chuẩn cho thiết kế Ventilation dự án ngaỳ nay.
Để sử dụng các tài liệu và tiêu chuẩn MEPF phiên bản mới nhất (MIỄN PHÍ và CÓ PHÍ). Các bạn có thể liên hệ số zalo, danh mục nhiều tài liệu khác theo file đính kèm.
Zalo: 0968.284.995