Tổng chi phí vòng đời mua của 1 bộ lọc khí trong hệ thống điều hòa không khí HVAC gồm những chi phí nào?
- 70% chi phí của bộ lọc không khí dựa vào năng lượng tiêu thụ
- Giá của bộ lọc chỉ chiếm 15%
- 13% chi phí cho số lần thay đổi mỗi năm & thời gian ngừng hoạt động sản xuất.
- 2% chi phí lao động & lãng phí.
Từ các mục chi phí trên, chúng ta thấy rõ năng lượng tiêu thụ của bộ lọc không khí quyết định chí phí vòng đời mua của bộ lọc không khí.
Theo công thức tính chi phí năng lượng của một bộ lọc như hình bên dưới. Mức tiêu thụ năng lượng tỷ lệ thuận với độ chênh áp trung bình trên bộ lọc. Cụ thể sau khi dùng bộ lọc khí một thời gian, các hạt bụi đã bám trên các sợi vật liệu lọc dẫn đến màng lọc bị nghẹt dần, tổn thất áp suất trước và sau lọc tăng lên cao. Vì thế mức năng lượng tiêu thụ của quạt trong hệ thống HVAC tăng đáng kể, dẫn đến việc chúng ta phải bỏ ra 1 khoảng tiền điện rất cao để chi trả cho việc hoạt động của những bộ lọc có độ chênh áp vượt qua mức khuyến cáo.
- Giải pháp tốt nhất để tiết kiệm chi phí là ''THAY THẾ'' các bộ lọc khí theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
⛔️Lưu ý: Việc rửa bằng nước hoặc xịt khí sử dụng lại các bộ lọc nhiều là điều các nhà sản xuất không khuyến cáo (đặc biệt là các bộ lọc EPA/HEPA/ULPA).
- Một vài thông số chênh áp khuyến cáo thay thế đối với các cấp lọc thô, lọc thứ cấp và lọc EPA/HEPA/ULPA:
+ Lọc thô (G2-G4): chênh áp thay thế 250Pa
+ Lọc thứ cấp (M5-F9): chênh áp thay thế 200-450Pa (tùy vào cấp lọc và loại lọc túi hoặc lọc V-Bank)
+ Lọc EPA/HEPA/ULPA (E10-U17): gấp 2 lần chênh áp ban đầu, chênh áp tối đa là 500-600Pa